sua tu lanh quan 7

Những quy tắc không thể bỏ qua để lựa chọn tủ lạnh mới

Bạn muốn sắm 1 em tủ lạnh mới cho cả nhà và có ý nghĩ sẽ tin tưởng hoàn toàn vào người bán hàng thì hãy dừng ngay suy nghĩ này, vì họ thường chỉ kể ưu điểm của các loại tủ lạnh mà ít khi nhắc đến các khuyết điểm, điều này sẽ làm cho bạn hoang mang và khó lựa chọn. Bạn cũng đừng quá  lo lắng, các kĩ sư hàng đầu của trung tâm sửa tủ lạnh quận 7 đã tổng hợp những quy tắc quan trọng giúp bạn lựa chọn được chiếc tủ lạnh ưng ý cho gia đình.

Xem thêm: Hướng dẫn sử dụng tủ lạnh đúng cách bảo vệ sức khỏe

Những quy tắc không thể bỏ qua để lựa chọn tủ lạnh mới

1) Dung tích

– 400 lít trở lên: 12 – 50 triệu đồng trở lên

– 300 – 400 lít: 6 – 19 triệu đồng

– 250 – 300 lít: từ 5,5 – 9,5 triệu đồng

– Từ 200 lít trở xuống: Từ 2,5 – 7 triệu đồng

2) Tính năng

Ngay khi bạn quyết định chọn kiểu tủ lạnh nào, bạn có thể chọn đến các tính năng cơ bản mình cần. Một số tính năng chỉ có ở kiểu tủ nhất định, đơn giản bởi nó được thiết kế cho kiểu tủ đó. Các tính năng bạn có thể muốn cân nhắc là hệ thống lấy đá viên, nước qua cánh tủ, kệ chai hoặc rượu, ngăn đựng trứng, tự động làm đá, tùy chỉnh kệ, ngăn dành cho sử dụng đặc biệt và khả năng làm đá nhanh. Ngoại trừ các mẫu kinh tế, phần lớn các tủ lạnh cao cấp có rổ đá có thể di chuyển được, kiểm soát độ ẩm ngăn đựng rau quả, giá đỡ có thể tùy chỉnh chiều cao.

Nhìn chung, hầu hết các tủ lạnh hiện đại và giá đắt nhất có xu hướng có nhiều tính năng nhất. Bạn sẽ luôn phải quyết định tính năng nào là quan trọng đối với bạn và lối sống gia đình mình và bạn cũng sẽ phải quyết định liệu những tính năng này trong tủ lạnh mới của mình có đáng để chi thêm tiền điện không. Một số tính năng bao gồm làm đá tự động, lấy nước/ đá qua cạnh tủ, giá thủy tinh cường lực với mép chống tràn, hộp cỡ nhỏ gắn bên cánh tủ, tia cực tím diệt khuẩn, xả tuyết tự động…

Mặt khác, khi mua tủ lạnh bạn nên lưu ý kiểm tra bên ngoài và độ kín của tủ. Tủ lạnh hở làm giảm hiệu quả làm lạnh và lãng phí điện. Để kiểm tra, bạn có thể lấy tờ giấy đặt ở các góc khác nhau rồi đóng cửa tủ lại. Khi kéo tờ giấy ra, nếu tờ giấy bị kẹp càng chặt, tức tủ càng kín.

3) Tiết kiệm điện và bảo vệ môi trường

Các dòng tủ lạnh thế hệ cũ sử dụng các hóa chất – được biết đến là CFC – được xem là thủ phạm trực tiếp đâm thủng tầng ozone và đã bị loại bỏ hoàn toàn vào năm 2000. Tuy nhiên, tủ lạnh có thể vẫn là kẻ ngốn điện lớn trong số các đồ gia dụng thiết yếu. Nếu bạn muốn giảm khí thải nhà kính, dưới đây là một số điểm lưu ý để mua mẫu tủ lạnh “xanh” (chủ yếu áp dụng với tủ lạnh nhập khẩu từ Mỹ vì các tủ lạnh nhập khẩu từ Thái Lan, Malaysia… hầu như không có dán các nhãn này):

– Giữ cho nhiệt độ đặt từ 1,5-3 độ C và -17 độ C đối với ngăn đá.

– Tìm nhãn hiệu tiết kiệm điện Energy Star: Chương trình chứng nhận Energy Star là một nỗ lực chung của Bộ Năng lượng và Cục Bảo vệ môi trường Mỹ. Nhãn Energy Star có nghĩa là một đồ gia dụng được chứng nhận là hiệu quả năng lượng – sử dụng điện ít hơn 15% so với yêu cầu của chuẩn chung liên bang Mỹ và ít hơn 40% so với các mẫu thông thường được bán năm 2001.

– Đừng mua lớn, mà hãy mua thông minh: Sau khi quyết định dung lượng ngăn chứa thực phẩm bạn cần bao nhiêu, nếu bạn sẽ không sử dụng mẫu với đầy đủ dung lượng thì cân nhắc mua tủ lạnh dung tích ít hơn. Đơn giản, ngăn càng lớn, điện sử dụng càng nhiều. Các chuyên gia nói các tủ ngăn đá trên và ngăn đá dưới sử dụng ít điện hơn về tổng thể. Cũng tương tự như vậy, đừng mua tủ có ngăn đá lớn hơn nhu cầu của bạn – ngăn đá luôn đòi hỏi sử dụng điện nhiều hơn.

– Đọc nhãn EnergyGuide: Các nhà sản xuất tủ lạnh phải qua bài kiểm tra chuẩn của Bộ Năng lượng Mỹ để chứng tỏ tính hiệu quả và năng lượng sử dụng sản phẩm – và kết quả được in trên nhãn vàng EnergyGuide được dán trên sản phẩm. Theo website của Energy Star, nhãn này ước tính sản phẩm gia dụng sử dụng bao nhiêu điện so với sản phẩm tương tự và danh sách dự tính chi phí điện hàng năm vận hành sản phẩm. Các chi phí chính xác của bạn sẽ phụ thuộc vào giá địa phương và dạng hoặc nguồn điện của bạn. Do đó, hãy đọc nhãn này để so sánh khi mua đồ gia dụng nói chung và tủ lạnh nói riêng.

– Các chi tiết khác, theo lời khuyên của Energy Star: Đặt tủ lạnh cách tường một khoảng trống để không khí lưu thông xung quanh các cuộn dây và đừng đặt tủ lạnh ngay cạnh các nguồn tỏa nhiệt như lò vi sóng, máy rửa bát hoặc trực tiếp dưới ánh mặt trời chiếu qua cửa sổ.

4) Cân nhắc kĩ lưỡng trước khi mua

Ngăn làm đá: Nếu bạn là người hay nấu ăn và làm đồ ăn từ thực phẩm cất trữ cần để ở nhiệt độ đóng đá, thì mẫu tủ side-by-side giúp bạn lấy đá thuận tiện hơn. Nếu bạn chỉ sử dụng ngăn đá để làm đá và kem hoặc muốn có nhiều ngăn để nhiều loại đồ thì tủ ngăn đá ở dưới phù hợp hơn.

Hoặc nếu tủ lạnh của bạn thực sự chỉ là thiết bị cất trữ thực phẩm hoặc gia vị thì có lẽ bạn đang lãng phí cả tủ lạnh và điện năng. Bạn có thể cân nhắc mua mẫu tủ lạnh có dung tích dưới 200 lít dành cho các căn hộ bé.

Còn nếu bạn đang điều hành một nhà hàng trong bếp của mình thì một loạt mẫu side-by-side hoặc tủ kiểu cửa Pháp có thể là lựa chọn tốt.

Nhu cầu thực phẩm tươi: Bạn có thường xuyên làm bếp ba bữa một ngày và phải dựa vào tủ lạnh để giữ đồ tươi mới? Thời gian bạn dùng để sắp xếp lại và lấy thực phẩm càng nhiều càng làm tiêu tốn điện sử dụng. Hãy cân nhắc mẫu tủ lạnh kiểu cửa Pháp có thể giúp bạn có thêm không gian để thức ăn, thực phẩm.

5) Ngăn đá trên

a) Ai mua tốt nhất:

Người tiêu dùng có ngân quỹ khiêm tốn, muốn có không gian cất trữ tối đa và cũng có không gian cho mở cửa rộng.

b) Nhược điểm:

Bạn phải cúi xuống để lấy thực phẩm – đồ cất trữ cần lấy thường xuyên nhất.

c) Ưu điểm:

Giá kinh tế nhất; vận hành kinh tế nhất và hiệu quả điện năng nhất; nói chung là dòng sản phẩm tuyệt nhất hiện có.

Bạn biết kiểu tủ lạnh này rất rõ – đó là mẫu tủ lạnh phổ biến nhất từ trước đến nay. Ngăn tủ đông lạnh chiếm khoảng 1/3 tủ lạnh và ở trên ngăn thực phẩm tươi. Với ngăn làm đá ở trên, có thể người lớn có chiều cao tầm tầm hoặc trẻ em khó với khi lấy đá. Tuy nhiên, đây vẫn là dòng tủ lạnh phổ biến trên thị trường và thường có giá thấp hơn các dòng tủ có nhiều tính năng hơn.

d) Kích thước trung bình:

Chiều rộng: 74 cm; Độ sâu: 79 cm; Độ sâu với cửa mở 90 độ: 148 cm; Chiều cao từ 168 cm đến 173 cm.

e) Giá từ:

4 – 10 triệu đồng

6) Ngăn đá ở dưới

a) Ai mua tốt nhất:

Những người muốn dễ lấy thực phẩm tươi và không quan tâm đến việc phải cúi người để lấy đá từ ngăn làm đá.

b) Nhược điểm:

Đắt hơn, ngăn để rau quả có thể quá lạnh (đặt gần với ngăn đá) và làm cho rau quả mau hư; Có thể làm lạnh chậm hơn, đặc biệt trong ngăn đá; tiết kiệm điện kém hơn.

c) Ưu điểm:

Thiết kế hợp lý – Những thứ bạn cần tìm và lấy thường xuyên nhất ở ngang tầm mắt; ít phải cúi người (giúp cho lưng, nhất là những người trung và cao tuổi).

Các mẫu tủ lạnh này được thiết kế tương tự như tủ ngăn đá trên ngoại trừ thực phẩm trong ngăn thực phẩm tươi bạn lấy thường xuyên nhất ở ngang tầm mắt và dễ dàng với tới. Một số mẫu tủ ngăn đá dưới có một ngăn kéo làm đá (xem tủ lạnh kiểu cửa Pháp). So với tủ ngăn đá ở trên, số kiểu mẫu tủ ngăn đá dưới ít hơn. Tủ lạnh có ngăn đá ở dưới mở ra dạng ngăn kéo hoặc cánh cửa gắn bản lề. Đây là mẫu tủ lạnh có ngăn đá thường lớn hơn tủ ngăn đá ở trên nên tốn điện hơn.

d) Kích thước trung bình:

– Chiều rộng: 74 cm.

– Độ sâu: 82 cm.

– Độ sâu với cửa mở 90 độ: 150 cm.

– Chiều cao từ 168 cm đến 173 cm.

e) Giá từ:

10 triệu đồng trở lên

7) Tủ lạnh Side-by-side (chia ngăn theo hàng dọc)

a) Ai mua tốt nhất:

Những người muốn dùng không gian bếp hiệu quả và muốn có thêm nhiều tính năng bổ sung trong tủ. Giá tủ lạnh side-by-side cũng đắt hơn tủ lạnh thông thường, tiêu tốn điện nhiều hơn, do đó, mẫu này thường dành cho các gia đình lớn, dư giả tiền bạc.

b)Nhược điểm:

Sử dụng không gian cất trữ về tổng thể không hiệu quả; làm đá viên/ nước lạnh có thể chiếm nhiều diện tích ngăn đá; có thể khá hẹp và không luôn vừa hộp pizza (hoặc đĩa cỡ lớn); không thể đặt ở góc hẹp và cần khoảng không lớn để đặt vừa; tiếp cận ngăn đá có thể kỳ quặc; nhiệt độ biến động có thể rất khác giữa trên và dưới tủ lạnh.

c) Ưu điểm:

Có nhiều tính năng, gồm lấy đá viên và nước qua cánh tủ; không gian để đi lại rộng hơn vì bạn không có cánh tủ mở lớn; nói chung có diện tích cất trữ lớn nhất và người dùng xe lăn có thể tiếp cận dễ dàng.

Với kiểu tủ lạnh này, ngăn làm đá và ngăn để thực phẩm tươi có diện tích bình đẳng, có nghĩa có năng lực làm đá lớn. Các mẫu side-by-side truyền thống không cần nhiều khoảng trống để mở cửa nên chúng có thể đặt vừa tốt trong bếp phong cách galley, tức kiểu bếp có hai phần của tủ bếp song song với nhau, dựa lưng vào hai mặt tường song song, cho phép việc nấu nướng có thể di chuyển và thực hiện dễ dàng từ bên này sang bên kia của bộ tủ bếp. Tủ lạnh side-by-side có thể có hệ thống lấy đá và nước qua cánh cửa, hoặc có các thiết bị khác như màn hình TV. Tuy nhiên, tính năng lấy đá, nước qua cánh cửa cũng là vấn đề phải sửa chữa nhiều nhất đối với dòng tủ lạnh này.

d) Kích thước trung bình:

Chiều rộng: 89 cm.

Độ sâu: 76 cm.

Độ sâu với các cửa mở 90 độ: 115 cm.

Chiều cao: 180 cm.

e) Giá từ:

14 triệu đồng đến 30 triệu đồng

Bài viết liên quan
Website: Sửa Tủ Lạnh Quận 7
Được quản lý bởi: CTY TNHH DV KT CƠ ĐIỆN LẠNH SỐ ĐỎ
Điện thoai: 028.6670.4444 or 028.2217.5555
GPĐKKD: 0311593828. Do Sở KH & ĐT TP.HCM Cấp ngày 03/03/2012